1. Hội Nhạc sĩ Việt Nam được thành lập với mục đích gì?
* Mục đích hoạt động
Hội nhạc sĩ Việt Nam là tổ chức chính trị, xã hội, nghề nghiệp của những người hoạt động âm nhạc trong lĩnh vực sáng tác, lý luận, biểu diễn và triển khai chương trình đào tạo, bồi dưỡng âm nhạc không chỉ ở trong nước mà còn cho các quan hệ trao đổi âm nhạc đối với quốc tế. Các tổ chức thành viên của hội gồm các chi hội địa phương tại các tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương và một số chi hội chuyên ngành do Hội thành lập.
Theo quy định Điều 2 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) của Hội nhạc sĩ Việt Nam phê duyệt kèm theo Quyết định 679/QĐ-BNV năm 2021 về tôn chỉ, mục đích: Mục đích của Hội nhạc sĩ Việt Nam là tập hợp, đoàn kết và bảo vệ quyền lợi, lợi ích hợp pháp của hội viên; giữ gìn, phát huy giá trị văn hoá, âm nhạc truyền thống tốt đẹp của đất nước.
Đồng thời sáng tạo tác phẩm âm nhạc có giá trị về tư tưởng và nghệ thuật, mang tính chuyên nghiệp cao; góp phần phát triển nên âm nhạc, văn hoá, văn nghệ Việt Nam.
* Nguyên tắc hoạt động
Theo điều 5 Điều lệ (sủa đổi, bổ sung) của Hội Nhạc sĩ Việt Nam phê duyệt kèm theo Quyết định 679/QĐ-BNV năm 2021:
– Tự nguyện, tự quản
– Công khai, minh bạch, dân chủ và bình đẳng
– Không vì mục đích lợi nhuận
– Hội tự đảm bảo kinh phí duy trì hoạt động và ngoài ra được hỗ trợ của Nhà nước theo nhiệm vụ được giao.
– Đảm bảo tuân thủ với các quy định của Hiến Pháp, pháp luật và Điều lệ của Hội.
Theo như quy định thì Hội nhạc sĩ Việt Nam hoạt động dựa trên nguyên tắc tự nguyện, tự quản; tự đảm bảo kinh phí hoạt động và được sự hỗ trợ của cơ quan Nhà nước theo nhiệm vụ được giao. Đồng thời Hội Nhạc sĩ Việt Nam cũng hoạt động theo nguyên tắc dân chủ, bình đẳng, công khai, minh bạch, không vì mục đích lợi nhuận và tuân thủ theo Hiến pháp, pháp luật và Điều lệ của Hội.
2. Pháp luật Việt Nam có công nhận tư cách pháp nhân của Hội nhạc sĩ Việt Nam
Theo pháp luật Việt Nam cụ thể trong Điều lệ ( sửa đổi, bổ sung) và được phê duyệt bởi Quyết định 679/QĐ-BNV năm 2021 có công nhận Hội Nhạc sĩ Việt Nam là một tổ chức có tư cách pháp nhân
Hội Nhạc sĩ Việt Nam cũng như các doanh nghiệp có tư cách pháp nhân khác ngoài là một tổ chức tự trọng mà còn được trang bị các thành phần cơ bản như các pháp nhân khác như con dấu và tài khoản riêng. Tư cách pháp nhân này cho phép Hội thực hiện các hoạt động theo quy định của Pháp Luật Việt Nam và Điều lệ được Bộ trường Bộ Nội Vụ phê duyệt. Những điều này khẳng định Hội có thể hợp pháp tham gia và triển khai các hoạt động của mình trong phạm vi quy định của pháp luật, và đồng thời vấn đề về trách nhiệm cũng phải tuân thủ và thực hiện đúng quy định pháp luật chung và Điều lệ.
Như vậy, rằng Hội Nhạc sĩ Việt Nam không chỉ được công nhận về mặt pháp lý là pháp nhân mà còn được quy định chi tiết về trang thiết bị và trang thiết bị pháp lý. Về mặt thực tiễn, công nhận về mặt pháp lý có ý nghĩa như là sự tin tưởng của cộng đồng đối với Hội, và cũng tạo điều kiện thuận lợi cho việc các hoạt động nghệ thuật quản lý nội bộ của tổ chức.
Về vấn đề Chủ tịch của Hội có là đại diện pháp nhân của Hội trước pháp luật. Thì theo quy định cụ thể tại khoản 4 Điều 17 Điều lệ chấp thuận qua Quyết định 679 của Bộ Nội Vụ năm 2021 Chủ tịch Hội không chỉ đóng vai trò đại diện pháp nhân mà còn chịu trách nhiệm trước pháp luật. Điều này phản ánh đến việc đảm bảo hoạt động của Hội diễn ra đúng , minh bạch và tuân thủ quy định của pháp luật.
Tiêu chuẩn của Chủ tịch Hội xây dựng trên cơ sở của các yếu tố như kinh nghiệm, chuyên môn và phẩm chất lãnh đạo để đảm bảo rằng người có chức vụ này có đủ năng lực để đưa ra quyết định có trách nhiệm phù hợp với mục tiêu và sứ mệnh của Hội Nhạc sĩ Việt Nam. Điều này không chỉ tạo ra sự minh bạch và tính chuyên nghiệp trong hoạt của Hội mà còn góp phần vào sự thành công và phát triển bền vững của tổ chức trong lĩnh vực nghệ thuật âm nhạc.
Thông qua những trách nhiệm và quy định pháp lý này thì Chủ tịch của Hội không chỉ đóng vai trò quan trọng việc bảo vệ và phát triển của Hội mà còn giúp sự đa dạng và phong phú nền âm nhạc cùng với sự tồn tại của Hội Nhạc sĩ Việt Nam.
3. Các nguồn thu tài chính của Hội Nhạc sĩ Việt Nam từ đâu và sử dụng cho hoạt động nào?
Nguồn thu tài chính giúp duy trì Hội hoạt động và phát triển, được quy định tại khoản 1 Điều 22 Điều lệ ( sửa đổi bổ sung) của Hội Nhạc sĩ Việt Nam kèm theo trong Quyết định 679/QĐ-BNV năm 2021″
– Thu phí hội viên: là một phần quan trọng tạo nên nguồn thu nhập ổn định cho Hội
– Các nguồn thu từ các tổ chức, đơn vị, cá nhân trong và ngoài nước hỗ trợ, tài trợ hợp pháp (bằng tiền, hiện vật) theo quy định của pháp luật
– Thu từ hoạt động của hội theo quy định của pháp luật: Có các hoạt động rất đa dạng từ hội thảo đến sự kiện cộng đồng và triển lãm. Ngược lại các tổ chức thuộc sở hữu của Hội cũng đóng vào nguồn thu nhập này đảm bảo nguồn thu.
– Kinh phí do ngân sách nhà nước hỗ trợ gắn với nhiệm vụ được giao (nếu có): Hội có thể nhận được sự hỗ trợ tài chính trà nước , đặc biệt là khi liên quan đến việc thực hiện những nhiệm vụ quan trọng và chủ thể được giao.
– Các nguồn thu hợp pháp: Sự linh hoạt từ việc tìm kiếm các nguồn thu khác giúp hội duy trì sự ổn định và độ đa dạng trong nguồn thu.
Vậy các nguồn thu của Hội Nhạc sĩ Việt Nam được sử dụng cho những hoạt động nào được quy định tại điểm b khoản 1 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) của Hội Nhạc sĩ Việt Nam kèm theo Quyết định 679/QĐ-BNV năm 2021 do Bộ Nội vụ ban hành:
– Chi lương, phụ cấp, lãnh đao, nhân viên Văn phòng và một số Ban chuyên môn của Hội theo quy định của Ban Chấp hành phù hợp với quy định của pháp luật
– Chi hội hoạt động mở trại sáng tác, hội nghị, hội thảo, thâm nhập thực tế sáng tác cho các hội viên, hội nghị, hội thảo, tuyên truyền, biểu diễn, in ấn, phát hành các sản phẩm âm nhạc và thâm nhập thực tế sáng tác cho các hội viên, cùng với đó các hoạt động quan hệ quốc tế theo quy định của Ban Chấp hành phù hợp với quy định của pháp luật.
– Chi giải thưởng, hỗ trợ sáng tạo âm nhạc hàng năm của Hội theo quy định của Ban Chấp hành phù hợp với quy định của Pháp luật và các chi phí cho các hoạt động khác của Hội theo pháp luật và Điều lệ Hội: chi phí giải thưởng và chí phí hỗ trợ khác không chỉ dừng lại ở việc đánh giá công bằng và công nhận đóng góp xuất sắc, mà còn là năm cơ hội để thúc đẩy sự sáng tạo và đổi mới trong cộng đồng Hội. Các chi phí này được quản lý công bằng và đảm bảo rằng mọi thành viên đều có cơ hội nhận được sự động viên và hỗ trợ để phát triển toàn diện.
Nói chung là, nguồn thu và các nguồn thu này sử dụng cho từng hoạt động của Hội Nhạc sĩ Việt Nam không chỉ về số liệu tài chính mà là sức mạnh của sự đoàn kết và sự hỗ trợ từ các phía và tạo nên nhiều nguồn lực ở nhiều phương diện tạo nên sự bền vững cho sự phát triển và đối mới trong ngành nghề nhạc sĩ.
Cam kết dịch vụ
Cảm ơn quý vị và các bạn đã tin tưởng Luật Việt Hưng, nếu có thắc mắc muốn giải đáp hãy liên hệ ngay cho chúng tôi.
ZALO
Công ty TNHH Luật Việt Hưng
Dịch vụ luật sư uy tín hàng đầu Việt Nam
Số 7 ngõ 38 phố Kim Quan Thượng, phường Việt Hưng, quận Long Biên, TP. Hà Nội
Email: contact@luatviethung.com.vn